Thích bài này? Bài trướcBài sau

★ Pum Nguyễn ★

Sun May 26, 2013 7:07 am

#1

★ Pum Nguyễn ★

★ Pum Nguyễn ★

417
467
618
25/04/2013
29
Member Vip
Member Vip
Bài gửi : 417
G-Point : 467
Liked : 618
Tham gia : 25/04/2013
Tuổi : 29
Phần 5 + 6: Nghĩa địa trên phố Hoàng Hoa Thám EmptyPhần 5 + 6: Nghĩa địa trên phố Hoàng Hoa Thám

Buổi sáng hôm ấy, một đám đông nhốn nháo trước “nhà” Long khiến tôi chú ý. Chưa bao giờ tôi thấy một số người bằng một phần 20 số ấy có mặt trong dãy nhà hoang. Trong lòng dấy lên một linh tính chẳng lành, tôi vội chạy đến.Cảnh tượng trước mắt khiến tôi bàng hoàng.
Giữa đám đông chen chúc đang cố rướn cao cổ để nhìn rõ hơn, giữa một “căn phòng” bề bộn và hôi hám, một cậu bé gầy gò nhỏ thó đang nằm co quắp bất động. Dĩ nhiên đó chính là Long, cậu bé đánh giày.
Tôi thốt lên một tiếng hốt hoảng rồi chạy vội đến bên cầm lấy cánh tay cậu bé. Cánh tay cứng đờ và lạnh ngắt. Tôi đặt tay lên mũi Long. Mũi đã không còn hơi thở.
Long đã chết!
Cậu bé đáng thương nằm co quắp, 2 tay ôm chặt lấy đầu gối, đôi mắt nhắm nghiền, đầu gục sát vào ngực. Lúc qua đời, hẳn là Long mong muốn có 1 người ở bên mình lắm. Theo như những dấu hiệu trên cơ thể Long, theo như lời mọi người nói, thì Long chết vì cảm lạnh. Tuy nhiên, trên mặt Long có 1 vài vết bầm tím khiến tôi cảm thấy không tin vào điều đó lắm.
Hai ngày qua, tôi phải về Nam Định do công việc gia đình.Tôi không bao giờ tưởng tượng khi quay trở lại Hà Nội, tôi sẽ không thể nào gặp được Long nữa. Liệu có phải cậu bé chết do cảm lạnh? Lẽ nào những vết bầm tím trên mặt kia không nói lên được điều gì? Cá nhân tôi cho rằng khả năng Long chết vì cảm lạnh rất thấp. Bởi vì trải qua bao nhiêu năm tháng ăn sương nằm gió, lang bạt kỳ hồ, trải qua bao nhiêu đắng cay tủi nhục, thì dù cơ thể gầy gò, nhưng sức đề kháng của Long rất tốt. Nếu sức khỏe không tốt, hẳn Long đã chết từ lâu rồi chứ không phải đợi đến ngày hôm nay để chết vì cảm lạnh.
Công an có mặt rất nhanh sau đó. Họ phong tỏa hiện trường, đo đạc, khám nghiệm sơ bộ tử thi và kết luận một cách tự tin rằng Long chết do cảm lạnh. Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, Long đúng là bị cảm lạnh mà chết. Khi người ta hỏi ai là thân nhân của đứa bé, do Long không có ai thân thích ở Hà Nội, nên tôi tạm thời đứng ra kí tên vào biên bản khám nghiệm và một số thủ tục khác. Sau đó, thi thể Long được đưa về viện pháp y để người ta khám nghiệm chi tiết lại một lần nữa trước khi đưa vào nhà xác chờ thân nhân đến nhận.
Suốt một thời gian dài sau đó, hình ảnh đứa bé gầy gò ốm yếu nhưng hết sức ngoan ngoãn và thân thiện luôn lởn vởn trong tâm trí tôi. Vậy là, tôi sẽ không bao giờ còn gặp lại đứa bé đáng thương ấy nữa. Không những thế, tôi cũng sẽ không có cơ hội được gặp riêng, nói chuyện riêng với Phương, người con gái mà tôi thầm yêu dấu nữa.Nghĩ đến bao nhiêu điều đó, ruột gan tôi thắt lại vì đau đớn.

Khi gặp Phương ở quán cơm.Nàng đưa mắt nhìn tôi trong lúc tôi cũng đang nhìn nàng. Cả 2 đều nghĩ đến Long. Đôi mắt Phương đỏ hoe, rơm rớm nước, nàng vội vã đưa thức ăn cho khách rồi lui vào phía sau như muốn chạy trốn. Tôi rất hiểu tâm trạng Phương lúc này.Nàng bị sốc trước sự việc vừa diễn ra.

Một tuần trôi qua.Lúc này đã là đầu mùa hạ.
Đêm ấy mưa to, gió giật đùng đùng.Tiếng mưa lộp bộp rơi trên mái tôn và tiếng gió gào thét khiến tôi không ngủ được. Tôi nằm mở to đôi mắt nhìn lên trần nhà tối đen và nghĩ về Long, về Phương và về quãng thời gian thực sự hạnh phúc của tôi mỗi khi được gặp Phương trong “nhà” Long. Tiếng gió cọ vào mái tôn xen kẽ với tiếng ù ù quen thuộc tạo nên những âm thanh thật thê thảm khiến người ta rợn người. “Cù… oẹt….. Cù….oẹt!!!…”.
Tôi chợt nghĩ, có khi nào gió đang cố gắng gọi tên mình không nhỉ?Cái âm “Cù oẹt” ấy, nếu đọc nhanh, thì nghe cũng giống “Quyết” lắm chứ.Nghĩ đến đây, tôi tự cười mình ngớ ngẩn rồi nhắm mắt vỗ về giấc ngủ.
Khi nhắm mắt lại, tôi nghe tiếng gió rõ ràng hơn. Tôi có cảm giác càng ngày những âm thanh ấy nghe càng giống tên mình: “Cù… uyệt… Cù…uyệt!!!…”. Một cảm giác bất an dấy lên trong lòng. Tuy nhiên, tôi cố loại bỏ nó ra khỏi đầu và kéo chiếc vỏ chăn lên sát mặt rồi rúc đầu vào đó.
Tôi nằm im không nhúc nhích trong tư thế đấy cho đến khi tiếng gió trở nên rất rõ ràng: “Qu…uyết…. Qu…uyết!”. Không còn nghi ngờ gì nữa, gió đang gọi tên tôi: “Quyết!”. Một luồng điện chạy dọc sống lưng khiến tôi rùng mình. Tôi đẩy chiếc chăn ra, căng mắt nhìn vào bóng tối.Mưa đã ngớt, tiếng gió cũng nhẹ hơn rất nhiều. Nhưng, rõ ràng, tiếng gọi “Quyết!” vẫn ko ngừng vang lên. Nếu như nó chỉ đơn giản là tiếng “Quyết” không thôi thì tôi có thể nghĩ đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Đơn giản tiếng gió tạo ra như vậy. Nhưng mọi việc không dừng lại ở đó. Bởi một lúc sau, âm thanh trở nên dài hơn: ”Qu…uyết ….ơ….Qu…uyết ….ơ”. Tiếng gió đã rất nhẹ, nhưng tiếng gọi lại rất rõ. Nó thì thầm, kéo dài, giống hệt một người đang cố gắng gọi thầm tên tôi trong đêm tối trong khi không muốn người khác biết: “Qu…uyết…ơ..i…. Qu…uyết…ơ…i!!!”
Sợ đến mức tái người, tôi vội đứng lên bật đèn, rồi cầm chiếc gậy khều quần áo trong tay, tôi lấy hết can đảm mở chốt, bật tung cánh cửa và nói thật to: “Ai đấy?”
Ngoài trời tối đen.Những giọt nước đọng trên mái tôn rớt xuống sân kêu lên tanh tách. Cây xà cừ nhà hàng xóm đong đưa những tán cây theo nhịp gió, phát ra tiếng xào xạc. Nhưng không có ai gọi tên tôi, không có gì chứng tỏ ở đây vừa có người gọi “Quyết” cả.Vả lại, tiếng gọi cũng đã im bặt.
Tôi gạt mồ hôi trán, đóng cửa và bước vào.“Có lẽ là ảo giác.Chắc mình căng thẳng quá nên thần hồn nát thần tính.” – Tôi thầm nghĩ.
Vẫn để điện như vậy, tôi lại bàn học bật máy tính, đeo tai nghe vào và truy cập một số trang web nghe nhạc. Tôi cố ép mình không được nghĩ lại sự kiện vừa rồi nữa.Nghe nhạc chán, tôi chuyển qua xem phim. Đang say sưa với những pha hành động hoành tráng trong Spideman 3, tôi chợt giật mình.
Khi đến một cảnh có gam màu tối chủ đạo, tôi có thể nhìn thấy rất rõ khung cảnh phía sau mình thông qua sự phản chiếu của màn hình. Cửa đi, xe máy, ổ cắm điện và cửa sổ. Điều làm tôi giật mình là sau cửa sổ có một bóng người.
Một bóng người gầy gò, nhỏ bé đứng bất động.
Tôi quay ngoắt đầu lại, nhìn thẳng vào cửa sổ.
Chẳng có gì.
Tôi lại quay lại màn hình vi tính. Nhưng bộ phim đã qua một cảnh khác, tràn ngập ánh sáng. Không thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu trong những khung hình nhiều ánh sáng thế được. Tôi với tay tắt công tắc màn hình. Ánh sáng vừa tắt, màn hình lại ngay lập tức phản chiếu rõ nét khung cảnh sau lưng tôi. Rõ ràng là bên cửa sổ có 1 người đang đứng. Cụ thể hơn, là một đứa trẻ gầy ốm.
Long!
Tôi quay đầu lại cực nhanh. Nếu Long, hay bất cứ ai đang đứng ở cửa sổ, cũng không thể nào trốn kịp.
Vẫn không có gì.Khung cửa sổ im lìm nhìn tôi như muốn hỏi liệu cậu có bình thường không?
Tôi vớ vội chiếc gậy, tông cửa lao ra ngoài. Chẳng có ai.Những gì tôi thấy lúc nãy, giờ vẫn y nguyên như vậy.Không có một sự thay đổi nào gây nên được sự chú ý của đôi mắt tôi.
Tôi lại lao ngay vào phòng nhìn lại chiếc màn hình. Trên màn hình cũng chẳng có gì.Nó phản chiếu một cách trung thực nhất những gì nó thấy, tức là những gì sau lưng tôi.
Tôi dụi mắt nhìn lại một lần nữa.Đúng là chẳng có gì.Tất cả chỉ là ảo giác?Có lẽ, tôi đã nghĩ quá nhiều về Long trong trạng thái căng thằng, cộng thêm với những tình huống hồi hộp trong bộ phim đã khiến đôi mắt tôi phát sinh ảo giác?
Tôi rót một cốc nước đầy uống cạn, cố tự an ủi mình phải bình tĩnh. Rồi tôi cứ để điện như vậy, tắt phim, bật game lên và chơi đến sáng.
Một thời gian dài sau đó, không có chuyện gì xảy đến với tôi.Tôi cũng ít nghĩ hơn về Long và gần như đã quên hẳn đêm hôm ấy. Nếp sinh hoạt của tôi lại trở về như trước khi quen cậu bé. Tức là hàng tuần, tôi lại dành ra 2, 3 buổi tối để sang xóm trọ bên cạnh đánh bạc hoặc uống rượu, lại gặp Trang và cậu bạn trai “đóng phim” trên tấm bia đá mỗi khi về muộn. Tôi vẫn gặp Phương mỗi khi đến nhà nàng ăn cơm, nhưng ngoài việc nàng tỏ ra thân thiết với tôi hơn một chút so với mọi người, còn lại chẳng có gì đặc biệt.
Lúc này, cái nóng của mùa hè đã thực sự trở thành “sát thủ” đối với mái nhà lợp bằng tôn của tôi. Không khí trong căn phòng lúc nào cũng hầm hập như một lò hấp. Không lúc nào tôi tắt quạt, nhưng lượng gió quạt tạo ra chẳng thấm vào đâu so với nhiệt độ khủng khiếp của căn phòng.Vậy là tôi đối phó bằng cách tắm liên tục.Có ngày tôi tắm đến hơn chục lần.Vừa tắm xong lại tắm tiếp.Tuy “phương pháp” này có làm tôi cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng hiệu quả của nó không được cao so với công sức bỏ ra. Sau khi tắm chỉ khoảng 10 phút là những giọt nước còn đọng lại trên người sờ vào đã thấy dính dính do pha lẫn cả mồ hôi. Khi đi ngủ, dù cánh quạt xoáy vào người, nhưng không lúc nào cái cảm giác nhầy nhầy của mồ hôi chịu rời bỏ cơ thể tôi. Vậy là, vào những buổi tối trong khoảng thời gian này, đêm nào tôi và bạn bè cũng thức rất khuya. Sau khi đánh bạc hoặc uống rượu, chúng tôi thường lượn lờ ở những quán trà đá xung quanh khu vực Hoàng Hoa Thám để cố quên đi cái nóng.
Một đêm nọ, sau khi nhẵn túi trong canh bạc, tôi hậm hực ra về. Lúc này đã là 1 giờ sáng. Bước vào ngõ Vĩnh Phúc, từ xa, một bóng người mặc áo trắng đang đứng trước khu nhà hoang thu hút sự chú ý của tôi. Tôi nép sát vào vỉa hè, cố đi thật nhẹ về phía nghĩa địa. Vừa đi, tôi vừa quan sát người lạ mặt. Đến một khoảng cách đủ gần, tôi nhận ra đấy chính là Trang.Cô ta đứng quay lưng về phía tôi. Đầu cô ả cúi xuống, tay hình như đang chắp trước ngực. Trang đứng yên lặng trong tư thế ấy trong một thời gian khá lâu.Rất tò mò, tôi tự hỏi cô ả đang làm trò gì ở đây? Lúc đấy, tôi bỗng phát hiện có một đốm sáng đỏ mờ nhạt dưới chân Trang. Thú thực là phải nhìn rất kỹ tôi mới nhận ra đốm sáng đấy. Nó quá mờ, mờ hơn cả những con đom đóm yếu ớt nhất.
Trang cứ đứng như vậy một lúc lâu.Tôi không nghe thấy cô ta nói gì, cũng chẳng thấy có hành động gì.Trang im lặng đến mức tôi phải tự hỏi không biết có chuyện gì xảy ra với cô ả không? Đúng lúc tôi hết kiên nhẫn và đang định bước ra, thì Trang nhúc nhích, cô ả co duỗi đôi chân rồi hướng về phía nhà mình đi như chạy. Rõ ràng là cô ả đã phải rất can đảm mới dám đứng một mình cạnh nghĩa địa vào giờ này.
Đợi Trang đi khuất, tôi tiến lại gần chỗ cô nàng vừa đứng. Bởi đốm sáng đỏ mờ nhạt kia vẫn còn ở đó. Đến nơi, tôi bất ngờ khi phát hiện ra đấy là một que hương đang cháy dở. Quan sát kỹ hơn, que hương được cắm lút hết phần cán xuống đất, chỉ phần thân hương nhô lên và đang tỏa khói. Khi que hương cháy hết, chắc chắn không ai có thể biết có người đã cắm hương ở nơi này.
Một vạn câu hỏi “vì sao” lập tức hiện ra trong óc tôi.Tại sao Trang lại thắp hương ở nơi này?Và có hương ở đây, cũng có thể dễ dàng suy ra tư thế của Trang lúc nãy là cầu nguyện hay khấn bái gì đấy. Vị trí cắm hương đối diện với căn nhà hoang mà Long từng ở. Vậy việc cô ả thắp hương và đứng khấn ở đây, liệu có liên quan gì đến cái chết của Long? Động cơ nào khiến cô ả vượt qua nỗi sợ hãi mà dám một mình ra đứng thắp hương ở nghĩa địa vào giờ này?Hẳn đấy phải là một động cơ rất mạnh mẽ và tác động mạnh lên cô nàng.Tâm trí tôi quay mòng mòng trước những câu hỏi mà tôi không thể tự trả lời được.Tôi gạt tất cả ra khỏi đầu rồi đứng dậy ngáp dài trước khi đi về.
Đêm ấy, đang ngủ ngon, tôi bất chợt cảm thấy có vật gì cọ nhẹ vào chân mình. Tôi giật mình ngồi bật dậy bởi vì ý nghĩ đầu tiên trong đầu tôi đó là rất có thể một con rắn đã bò vào nhà. Đã từng có rắn bò vào khu nhà này, nên tất nhiên là tôi không thể không đề phòng.Nếu bị rắn cắn thì thật nguy hiểm.Khi nhận thấy vật đang đè lên chân mình chỉ là chiếc quần rơi từ trên dây treo quần áo xuống, tôi thở phào nhẹ nhõm.Nằm nhắm mắt lại nhưng giấc ngủ không chịu đến với tôi.Tôi suy nghĩ miên man và lại nhớ lại cảnh Trang đứng thắp hương trước khu nhà hoang.Tôi phải hiểu như thế nào đây nhỉ? Tôi rất muốn cố gắng phân tích nhằm tìm ra một phương án khả dĩ có thể chấp nhận được, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu.
Suy nghĩ thêm một lúc, mi mắt tôi nặng dần và tôi từ từ chìm vào giấc ngủ.Trong lúc nhập nhằng giữa tỉnh và mê, tôi bất chợt nghe thấy có tiếng thì thào.Tiếng nói kéo dài, nhẹ như một làn gió khiến đôi mắt tôi mở ra ngay lập tức. Tôi rùng mình, khắp người nổi đầy gai ốc. Lẽ nào cái ảo giác của hôm nào lại quay trở lại khủng bố tinh thần tôi? Tôi nằm yên không nhúc nhích và căng tai lắng nghe.
Đúng rồi, đúng là có tiếng người đang nói thầm bên ngoài cửa sổ.Không những thế, người ấy đang nói với chính tôi, đang cố gắng gửi đến tôi một thông điệp.
Giọng nói rất nhẹ, lặp đi lặp lại và kéo dài như được gió đưa đến khiến tóc tai tôi dựng ngược lên. Nếu như không nhận ra được giọng nói kia là của ai, thì có lẽ tôi đã cầm gậy chạy thẳng ra ngoài và hỏi xem kẻ nào trêu cợt mình. Nhưng tiếng nói ấy là của một người mà tôi đã từng biết, và người ấy chắc chắn là không thể trêu tôi vào lúc này được.
Đấy là giọng của Long, cậu bé đánh giầy.
“Anh Quyết ơi, em chết oan ức lắm!”
Góc Nhìn vừa dọn dẹp lại căn phòng siêu bề bộn của mình vừa lẩm bẩm: “Mình là vua bẩn, cấm có sai.”
Sau khi dọn dẹp, căn phòng sạch sẽ và thoáng đãng lên rất nhiều. Góc Nhìn tự hào đứng nhìn “thành quả” mình vừa đạt được, anh nở một nụ cười mãn nguyện và nói thành tiếng: “Có mỗi thế là sạch mà lâu nay mình không chịu làm, công nhận mình lười thật.” Rồi anh với tay lấy chiếc điện thoại, chọn một số trên danh bạ rồi bấm phím “call”. Bên kia là giọng một chàng thanh niên: “A lô, anh Góc Nhìn phải không ạ?”
“Đúng rồi, chào bạn, như đã hứa, hôm nay mình gọi lại cho bạn đây. Thế nào, bạn có thể thu xếp để chiều nay chúng ta gặp nhau được không nhỉ?”
“Vâng, vậy thì hẹn anh ở quán cà phê nào gần Cầu Giấy cho tiện ạ”
“Bạn không cần phải cả nể thế đâu. Mình đang rất muốn đến quan sát xem khu nghĩa địa ấy thế nào, và cũng không cần phải cà phê đâu. Nếu gần đấy có quán trà đá nào, thì chúng ta gặp nhau ở đấy cho dễ nói chuyện nhé.”
“Vâng, vậy hẹn anh 3 giờ chiều nay được không ạ?”

Hai giờ rưỡi chiều, Góc Nhìn đã có mặt tại khu nghĩa địa Hoàng Hoa Thám. Anh đi một vòng xung quanh quan sát mọi thứ. Khu nghĩa địa này không bé như anh tưởng. Trái lại, nó khá rộng lớn. Tuy nhiên, cách tổ chức, sắp xếp thì không được ngăn nắp và không đồng nhất khiến người ta có cảm giác nó bé hơn thực tế. Các ngôi mộ nằm rải rác lộn xộn, có cả ngôi nằm ngay sát bên đường và có những ngôi nằm rất cao trong khi nhiều ngôi khác ở rất thấp. Dãy nhà hoang nằm ngay sát bên phải nghĩa địa. Nói là nằm sát, nhưng thực ra nó được ngăn cách với nghĩa địa bởi những lùm cây rậm rạp. Thật khó nếu muốn đi thẳng từ nghĩa địa sang dãy nhà hoang.
Sau khi quan sát một lượt, Góc Nhìn chọn một quán trà đá gần nghĩa địa rồi gọi một cốc nước và ngồi xuống đợi chàng thanh niên. Đến gần 3 giờ, anh gọi điện cho cậu ta thông báo vị trí của mình và bảo cậu ta khi nào ra thì đến đó.Chỉ 5 phút sau, một chàng thanh niên cao, gầy với khuôn mặt tiều tụy, mệt mỏi bước ra từ con ngõ nhỏ bên phải khu nhà hoang.Anh ta nhìn Góc Nhìn nhưng vẫn rút điện thoại bấm số.Chuông điện thoại của Góc Nhìn reo vang. Anh giơ tay với chàng thanh niên nọ. Cậu ta cười và tiến lại phía anh.
“Anh Góc Nhìn phải không ạ?Rất hân hạnh được gặp anh.”
Sau đó hai người nói chuyện xã giao và làm quen với nhau.Quyết là một người khá thân thiện cởi mở, tuy nhiên, cách dùng từ ngữ của anh ta có vẻ hơi cũ và cách xử lý tình huống khá chậm chạp.Theo nhận xét của Góc Nhìn, thì anh ta già hơn so với cái tuổi 24 của mình.
“Như trước đây em đã nói đại khái với anh trong điện thoại, em mời anh đến đây hi vọng anh giúp em giải quyết những chuyện rùng rợn mà em gặp phải trong thời gian gần đây.” – Quyết mở đầu bằng lý do cuộc gặp gỡ.
“Khoan đã, tại sao cậu lại quyết định chọn mình nhỉ?Mình nghĩ khi gặp những chuyện như thế, người ta thường nghĩ đến một ông thầy cúng trước tiên chứ?”
“Vâng, anh nói đúng.Em và gia đình em chưa tin vào ma quỷ bao giờ. Tuy nhiên, em cũng đi xem bói một lần rồi, tại nhà một bà thầy rất nổi tiếng ở Nam Định. Thú thực với anh, là cái không khí trong căn nhà của bà ta khiến em sợ. Từ đó đến giờ, em không bao giờ có ý nghĩ quay lại những chỗ như vậy một lần nữa.
Hôm trước em có vào và tình cờ đọc được tác phẩm “Oan hồn trong xóm trọ” của anh, lúc đó mới post được 3 phần.Em có cảm giác anh là người em có thể nhờ cậy được.
Không ai tin vào những gì em kể cả, nhưng em nghĩ anh sẽ khác.Khi đọc hết phần 4, những giải thích trong phần đấy về hồn ma khiến em không thể không tin.Em nghĩ rằng, thật khó có cách giải thích nào hợp lý hơn.Đến lúc này, em có thể khẳng định anh đúng là người em cần tìm.”
“Chà, cảm ơn cậu đã tin tưởng.Thực sự cậu làm tôi thấy ngượng đấy. Nhưng thôi, để không phụ lòng tin tưởng của cậu, chúng ta sẽ bắt đầu vào câu chuyện nhé, đồng ý không? Trước tiên, tôi muốn cậu kể lại một cách chi tiết toàn bộ câu chuyện của cậu.Hôm trước, nghe cậu nói qua loa qua điện thoại, tôi vẫn chưa hiểu hết vấn đề”.
Quyết kể lại toàn bộ câu chuyện của mình.Đến đây, hẳn bạn đọc đã có thể đoán ra Quyết chính là anh chàng đóng vai chính trong phần một câu chuyện này.Quyết chậm rãi kể cho Góc Nhìn nghe mọi chuyện từ lúc cậu bắt đầu quen Long cho đến cái đêm cậu nghe thấy tiếng Long gọi mình và kêu chết oan ức.
“…Rất nhiều đêm sau đó, thỉnh thoảng em lại nghe thấy tiếng Long gọi mình, rồi những tiếng ai oán kêu oan khiến em phát điên. Em nghĩ nếu chuyển đi nơi khác có thể sẽ không nghe tiếng Long nữa. Vậy là em sang nhà bạn ngủ, rồi về quê hẳn 1 tuần. Nhưng vô ích, dù em ở đâu, vẫn nghe thấy tiếng Long kêu oan như thường.”
Quyết hướng đôi mắt thâm quầng mệt mỏi nhìn về phía nghĩa địa.Cậu đang cố nhớ lại quãng thời gian vừa qua.
“Em đã suy nghĩ rất nhiều.Muốn không suy nghĩ cũng không được anh ạ. Tiếng gọi của Long lúc nào cũng ám ảnh em làm cho em không lúc nào được yên.Em nghĩ đi nghĩ lại.Theo em thấy, thì Long chết, dấu hiệu đúng là do cảm lạnh.Mọi người ai cũng nói thế. Đến khi công an đến khám nghiệm tử thi, họ cũng nói thế. Sau khi bắt đầu nghe tiếng Long kêu oan trong đêm tối, em đã tìm cách liên hệ lại với bên công an, hỏi kỹ. Họ khẳng định chắc chắn Long chết vì cảm lạnh.Mặc dù trên mặt Long có một số vết bầm tím, nhưng đấy chỉ là những vết thương nhẹ, không thể gây tử vong được.”
“Tôi cũng nghĩ thế, thực sự thì quá dễ để phân biệt một người chết do cảm lạnh hay chết do bị hành hung. Công an không thể nào nhầm lẫn trong trường hợp này được.” – Góc Nhìn nói đế vào.

“Vâng. Khi bắt gặp con Trang nhiều lần đứng thắp hương giữa đêm ở nghĩa địa, em cũng nghĩ đến khả năng nó có liên quan gì đó đến cái chết của Long. Nhưng nếu đúng như thế, thì cái chết của Long phải là do tác động của người khác chứ không phải cảm lạnh? Nếu thực sự Long chết không phải lý do tự nhiên, thì nguyên nhân thực sự gây nên cái chết của cậu bé là gì? Trong khi mọi chứng cứ đều dẫn đến khả năng thằng bé chết vì cảm lạnh.”

Góc Nhìn mân mê chòm râu theo thói quen: “Đấy là điều chúng ta phải tìm hiểu. Chắc chắn phải có uẩn khúc gì trong cái chết của thằng bé nên nó mới cố tìm cách hiện về kêu oan như thế. Trong những trường hợp này, theo kinh nghiệm của tôi, thì hồn ma không bao giờ nói dối. Cậu nghĩ sao về vai trò của con bé Linh? Liệu những vết bầm tím trên khuôn mặt Long có liên quan gì đến nó không? Tôi thấy rất có thể, bởi vì chính Linh và bạn bè là người đã từng gây ra những vết tương tự như vậy trên mặt Long trước đó.”
“Vâng! Em đã nghĩ như thế ngay khi em mới nhìn thấy xác Long. Nhưng câu chuyện em kể với anh vẫn chưa hết.Cái này có liên quan đến thằng Cường, anh trai của em Phương.
Một đêm về muộn, từ xa em đã thấy có ánh lửa thấp thoáng trước khu nghĩa địa. Không phải là đốm lửa mờ ảo của que hương đâu, mà là một ngọn lửa đang cháy sáng hẳn hoi. Cũng như lần trước, em nép vào sát tường của nhà dân bên đường tiến lại gần. Ánh sáng từ ngọn lửa phát ra rất rõ nên em dễ dàng nhận ra kẻ đang ngồi bên đống lửa chính là Cường. Nó đang dùng một que đũa cời những tờ giấy cho ngọn lửa cháy to hơn. Tay còn lại nó cũng cầm một xấp giấy.Em nhìn kỹ thì phát hiện ra đấy chính là một xấp vàng mã.”
“Cường đang hóa vàng trước dãy nhà hoang” – Quyết dừng lại nhấp một ngụm nước rồi nhìn vào mắt Góc Nhìn nói như thể cậu muốn làm cho Góc Nhìn phải sợ.
Một luồng điện chạy dọc sống lưng Góc Nhìn.Anh nhắm mắt lại tưởng tượng đến cảnh Cường ngồi xổm trước dãy nhà hoang và đưa từng tờ tiền, vàng mã vào trong đống lửa. Đoạn anh nói: “Vậy thì rất có thể Cường cũng liên quan đến cái chết của Long, hoặc là hắn hối hận, hoặc là bị ám ảnh bởi vì trước kia đã đối xử không tốt với Long, như là không cho Phương mang cơm sang cho Long chẳng hạn.”
“Vâng, em cũng nghĩ thế.Thời gian gần đây, em ít khi phải nghe tiếng Long kêu oan, nhưng không vì thế mà em bớt căng thẳng hơn.Bởi vì, anh biết không, đêm nào em cũng mơ thấy một giấc mơ quái dị giống hệt nhau khiến em không thể nào ngủ được.”
“Giấc mơ giống hệt nhau?”
“Vâng, đêm nào cũng chỉ mỗi một giấc mơ đó.Nói đúng hơn là bất cứ khi nào chợp mắt, em lại thấy những hình ảnh đó.”
“Vậy thì chúng ta phải cẩn thận. Cậu biết không, tôi tin vào thông điệp của những giấc mơ hơn bất cứ một ông thầy bói nào. Bản thân tôi đã chiêm nghiệm vô số tình huống và đúc kết lại rằng, “lời” của giấc mơ luôn đúng.
Tôi khẳng định với cậu rằng, nếu cậu mơ thấy cậu bị gãy răng, rụng răng mà không chảy máu, thì hãy xác định đi, chắc chắn trong ngày mai, ngày kia hoặc ngay sau khi tỉnh dậy, cậu sẽ gặp phải những điều rất tệ hại. Đấy chỉ là một trong những thông điệp dễ nhận thấy nhất mà thôi.
Đã có lần, trong giấc ngủ trưa, tôi mơ thấy một giấc mơ kỳ dị về cậu em trai mình, trong giấc mơ đấy, em trai tôi qua đời, sau đó nó lại lồm cồm bò dậy và làm nhiều chuyện kỳ quặc. Đặc biệt, trong giấc mơ đó còn có sự xuất hiện của Hương, một đứa bạn của em tôi, nó đóng vai một con ma ăn thịt người rất kinh dị. Sau đó tôi tỉnh dậy và quyết định gửi một tin nhắn cho em trai có nội dung: “Hôm nay mi có hạn đấy, cẩn thận với con Hương”. Không ngờ một lúc sau em tôi nhắn lại: “Mẹ nhắn tin bảo thế à? Lúc nãy vừa đánh nhau rồi, mà con Hương béo hay hương cao?”.Sở dĩ em tôi tưởng mẹ nhắn ra là vì mẹ tôi thường xem tử vi, bà hay nhắn tin nhắc nhở hai anh em mỗi khi bà đọc thấy chúng tôi có hạn trong một ngày nào đấy. Thấy tôi không nhắn lại, em tôi lại nhắn thêm một tin nữa: “Nói kỹ tí xem nào, chiều nay có hẹn đi mua điện thoại cho con Hương.”.Sau đấy, em tôi bỏ học ngày hôm ấy và hủy luôn cái hẹn đi mua điện thoại giúp bạn.Tôi có hỏi lại em tôi và so sánh, thì lúc tôi mơ chính là lúc em tôi đánh nhau với bạn.
Còn nhiều tình huống nữa, lúc nào có dịp, tôi sẽ kể cho cậu nghe.Nhưng thôi, tôi dài dòng quá rồi, bây giờ, cậu kể tiếp cho tôi nghe về giấc mơ của cậu đi?”
“Vâng.Trong giấc mơ, em đứng trước khu nghĩa địa.Trong nghĩa địa có một đoàn người rồng rắn nối đuôi nhau, người sau túm áo người trước. Bao gồm: Trang, Linh, Cường và bốn người nữa mà em không thể nào nhìn rõ mặt. Họ nối đuôi nhau chạy vòng quanh những ngôi mộ như thể trẻ con chơi trò “rồng rắn lên mây” vậy. Vừa chạy, họ vừa ngoảnh mặt lại nhìn em rồi cười.Cuối cùng, cả bọn chạy đến trước khu nhà hoang, dừng lại trước một căn phòng. Trong căn phòng, Long đang buồn bã đứng nhìn. Em có thể nhớ rõ đến từng chi tiết căn phòng mà Long đứng. Thật không thể hiểu nổi, cả giấc mơ mờ mờ ảo ảo, nhưng riêng căn phòng ấy thì em có cảm giác thực đến mức như mình đang đứng trong đó vậy.”
“Nó cũng là 1 căn phòng trong dãy nhà hoang chứ?”
“Vâng, nhìn qua thì đúng là vậy, nhưng em không biết nó là phòng nào. Mơ đến đoạn đấy, bất chợt Long nhìn thẳng vào mắt em rồi cười phá lên, nói rất to: “Mày bị lừa rồi”. Sau đó, em giật mình tỉnh giấc.Bao giờ cũng thế.”
Góc Nhìn lại vân vê những sợi râu. Anh nói một mình nhưng cũng đủ to để Quyết có thể nghe thấy: “Lạ thật, thông điệp của giấc mơ này là gì nhỉ? Nó lặp lại hằng đêm, vậy thì chắc chắn phải có một giá trị gì đó liên quan mật thiết đến người mơ. Có vẻ như giấc mơ rất rõ ràng, nhưng thông tin thì lại rất mù mờ. Nhân vật cụ thể… À, có thể nào trong chuyện này, còn đến 4 nhân vật giấu mặt không nhỉ?”
Góc Nhìn vỗ tay đến đét, anh nói với Quyết: “Rất có thể thông điệp mà giấc mơ gửi đến cho cậu, là hãy tìm 4 nhân vật chưa xuất hiện trong chuỗi sự kiện liên quan đến cái chết của Long”.
“Vâng, nhưng anh bảo tìm kiểu gì khi trong tay chúng ta chẳng có một tí thông tin nào về những nhân vật chưa chắc là có thật ấy?”
“Đúng, để làm được điều này, chúng ta phải dựa vào những nhân vật và những thông tin đã có, và nhờ vào sự giúp đỡ của hồn ma Long”.
Quyết rùng mình: “Anh nói làm em sợ quá. Long đâu còn sống nữa, làm sao mà giúp chúng ta được.”
“Cậu không nên có ý nghĩ như vậy.Theo tôi, trong nhiều tình huống, người chết còn đáng tin hơn người sống đấy.”
Mắt Góc Nhìn chợt sáng lên khi anh thấy một cô gái trẻ rất xinh đẹp trong bộ đồ hết sức sexy đi ngang qua họ. Anh đá nhẹ vào chân Quyết, hỏi khẽ: “Con nhà ai mà ngon thế nhỉ?”
Quyết cười: “Linh đấy, anh biết rồi còn gì.”
Góc Nhìn nói, giọng thán phục: “Oa, không ngờ con bé nhìn xinh đến thế, thật đáng ngưỡng mộ.”
“Xinh nhưng mất nết thì sớm muộn cũng đứng đường thôi cháu ạ!”– Cả Góc Nhìn lẫn Quyết giật mình khi bà chủ quán bất ngờ xen ngang vào giữa câu chuyện. Rồi không để hai bạn kịp phản ứng, bà ta nói luôn: “Mấy đứa con gái ở xóm này, ngoài con Phương ra, còn thì hỏng hết.”
Góc Nhìn quay sang cười rất tươi với bà chủ quán. Anh vừa nhìn thấy ở bà có triệu chứng rất rõ ràng của căn bệnh mà dân gian gọi là “hóng hớt”. Không thể coi thường những thông tin mà một người mắc bệnh “hóng hớt” cung cấp được. Dĩ nhiên Góc Nhìn biết rõ điều đấy, và trong đầu anh lập tức đưa ra phương án lợi dụng người đàn bà này.
Thấy nụ cười của Góc Nhìn, người đàn bà bán nước như được gãi đúng chỗ ngứa. Bà ta nói mà không giữ ý tứ gì nữa: “Nói thật với các cháu, học sinh gì mà ăn mặc như con cave, cặp với một lúc mấy thằng, sàn nhảy thì không ngày nào thiếu mặt nó. Bác không nói điêu chứ, con Linh từ năm 14 tuổi đã ngủ với ối thằng rồi. Con gái như thế, thì chúng mày bảo, vứt đi chứ còn gì nữa.”. Bà ta nhấn mạnh mấy câu cuối, bỏ một số đồ lặt vặt vào chiếc tráp dưới gầm bàn, rồi nói tiếp: “Còn con Trang, năm lớp 8, lớp 9 ngoan hiền là thế, không hiểu sao lên cấp ba cũng thành ra đổ đốn.”
Góc Nhìn tỏ vẻ hết sức chăm chú, anh gật đầu như gà mổ thóc kèm theo những từ “vâng” hay “đúng đúng” một cách thành kính, đôi mắt anh nhìn bà bán nước ra chiều thán phục lắm. Anh biết, với những đối tượng như vậy, thì thái độ mà anh đang cố tỏ ra hiện giờ, sẽ khiến người ta thích thú và càng sẵn sàng chia sẻ thông tin.

Để cho bà bán nước thao thao bất tuyệt một hồi thỏa thích về đạo đức của các cô gái, Góc Nhìn tìm cách lái câu chuyện sang hướng khác. Anh hỏi bà ta: “Nghĩa địa này chắc phải có từ lâu lắm rồi bác nhỉ?”
Như gắp được món ăn khoái khẩu, bà bán nước nói luôn một tràng dài: “Từ đời cụ đời kỵ chúng tôi đã có nó rồi. Trước đây, xung quanh toàn đồng ruộng, dân cư khu này có mấy đâu, người nhà chúng tôi chết đều chôn ở đấy hết.Sau này, kinh tế phát triển, người ta dọn đến rõ lắm. Khu nghĩa địa này rõ ràng là không thể chứa nổi nhiều người như vậy. Mà nhà cửa ngay sát nghĩa địa rồi, còn ai dám chôn người chết nữa chứ. Vậy là khu nghĩa địa của làng đành đóng cửa luôn, người ta chỉ vào để thắp hương cho những phần mộ đã chôn từ trước.
Nhà bác ở đây bao đời nay rồi, cũng nghe vô số chuyện ma mãnh xung quanh nghĩa trang này, nhưng chung quy lại, cho đến bây giờ, chưa có một gia đình nào mất, dù chỉ là một viên gạch bởi ma mãnh trong này. Người sống và người chết sống hòa thuận với nhau trên cùng một mảnh đất.Mà người chết, nào có phải ai xa lạ, toàn ông bà cha mẹ mình chứ ai.Đối với người làng, thì cái nghĩa trang này, nó như là một biểu tượng, một truyền thống, một phần văn hóa không thể thiếu.
Những người mới chuyển đến sau này, họ sợ ô nhiễm nguồn nước, sợ độc hại, sợ đủ thứ… nên lúc nào cũng chăm chăm tìm cách đút lót cho “bọn nó” để nhà nước di dời nghĩa địa này đi. Nhưng, mẹ tiên sư nhà chúng nó, người dân làng này đời nào để chúng nó làm thế.”
Những câu cuối, bà ta nói to và quay mặt ra, hất hàm nhìn về phía đầu con đường như thể chửi đổng, ánh mắt bà gay gắt như đang bị kích động lắm. Nhưng cũng rất nhanh, mặt bà dãn ra như quả bóng, rồi lại cười hềnh hệch, nói với Góc Nhìn: “Lúc nãy bác cũng nghe hai anh em mày nói chuyện. Thực ra ở làng này, người ta nghe thấy người chết gọi tên mình là chuyện bình thường. Các cháu không tin thì thôi, chứ làng này từ xưa, chuyện bố hiện hồn về chỉ cho con chỗ dấu tiền, rồi giữa đêm đang ngủ, nghe tiếng người nhà thì thào nói cho biết ngày mai đề về mấy… xảy ra nhan nhản. Đêm khuya, mà có nghe tiếng trẻ con khóc, cũng đừng nên thắc mắc đó là nguời hay ma làm gì. Ngày xưa, thỉnh thoảng người làng còn thấy con bé Oanh ngồi ru con ở giữa nghĩa địa nữa cơ. Con bé đấy, vượt cạn không thành, cả hai mẹ con đều chết, hồn nó còn vương vấn cõi trần nên vẫn hay hiện về ngồi trên mộ ru con.”
Góc Nhìn giơ tay vuốt vuốt những sợi tóc gáy vừa dựng ngược lên khi nghe những chuyện rùng rợn bà bán nước vừa kể. Thực ra, những câu chuyện bà ta lấy làm ví dụ, rất phổ biến trong dân gian nên cũng không thể rõ chân giả thế nào. Chuyện ma ru con, chuyện người chết hiện hồn về chỉ chỗ giấu tiền, báo số đề… trên khắp đất nước Việt Nam, không đâu là không có. Góc Nhìn định hỏi bà ta một câu, nhưng bà bán nước đã nhanh hơn, bà ta nói tiếp: “Làng bác có một truyền thuyết, truyền từ đời này qua đời khác, nhưng bây giờ trong làng rất ít người biết. Đấy là, ngày xá tội vong nhân(15 tháng 7 âm lịch, còn gọi là lễ cúng cô hồn – GN) hàng năm, nếu ai đi qua nghĩa địa vào giờ tý(từ 12 giờ đến 2 giờ-GN), sẽ có cơ hội được nhìn thấy “cổng trời”. Tuy nhiên, “cổng trời” là cái gì, thì chỉ có… trời mới biết. Có người nói, đến giờ tý ngày 16 tháng 7, giữa nghĩa địa đột nhiên hiện ra 1 cái hố miệng tròn sâu hun hút. Ai nhảy xuống cái hố ấy, sẽ được đưa thẳng xuống… âm phủ.Người khác lại nói, đến giờ đấy, ngày đấy, giữa nghĩa địa hiện ra một cánh cửa. Người nào đủ can đảm bước qua cánh cửa đấy sẽ được gặp lại ông bà tổ tiên và những người đã khuất. Cũng có người cho rằng, “cổng trời” là cánh cổng dẫn đến một kho báu mà tổ tiên trong làng để lại cho con cháu… Tuy nhiên, chuyện đấy, thời buổi này, trẻ con nó cũng chẳng thèm tin, với lại, cũng đã ai được thấy bao giờ đâu, nên chả ai để ý đến truyền thuyết đấy lắm, có kể cho nhau nghe, thì cũng như câu chuyện làm quà thôi.”
Câu chuyện của bà bán nước làm cho Góc Nhìn phải tưởng tượng và suy nghĩ hơi nhiều.Tuy nhiên, anh nhanh chóng gạt nó qua một bên vì thấy trong chuyện có quá nhiều yếu tố hoang đường, phi logic. Góc Nhìn vẫn biết chắc chắn phải có một nguyên nhân ban đầu nào đấy mới có thể có một truyền thuyết. Nhưng nếu cứ suy luận theo hướng “có một cái cổng tự nhiên hiện lên giữa nghĩa địa, bước vào đấy sẽ gặp được người này người nọ…” thì anh phát điên lên mất. Việc trước mắt của anh bây giờ, là khám phá những bí ẩn liên quan đến cậu bé Long. Truyền thuyết của bà bán nước chưa đủ lôi cuốn để Góc Nhìn phải mất nhiều thời gian suy nghĩ. Nghĩ vậy, anh hỏi bà ta: “Nghĩa trang này, có ai quản lý hay trông coi không bác?”
“Trước thì làng vẫn cử người thay phiên nhau trông coi dọn dẹp, nhưng nay thì thôi rồi.Thực ra, mộ nhà ai nhà ấy lo thôi cháu ạ. Với lại, nghĩa địa ở vị trí này, người ngoài hay trộm cắp cũng chả vào làm gì đâu.Lâu nay, chỉ có mỗi bà Hậu là thường xuyên quét dọn, chăm lo cho nó thôi.”
“Làm không công hả bác?”
“Làm gì có ai trả công đâu cháu!Bà Hậu trước cũng làm thầy, thầy giỏi là đằng khác.Ngày xưa, nhiều người đến xem ở nhà bà ấy lắm.Sau này, bà ấy giải nghệ.Nghe đâu là ông chồng không muốn bà ấy làm nữa.Ông ta làm thầu xây dựng, thấy bảo kiếm cũng được khá lắm.Nhà thuộc loại giầu nhất xóm đấy.À, nhưng mà nếu ai có chuyện gì liên quan đến khu nghĩa địa này, hoặc là người trong xóm, cứ việc đến tìm, bà ấy sẽ xem miễn phí cho.”
Chi tiết này khiến Góc Nhìn quan tâm.Một bà thầy bói giỏi có vẻ như rất quan tâm đến khu nghĩa địa, và lại xem miễn phí cho người trong làng.Vậy tại sao không đến đó thử một chuyến nhỉ?Rất có thể bà ấy sẽ cung cấp cho anh và Quyết nhiều thông tin bổ ích. Những chuyện mà anh và Quyết đang cố gắng giải thích và giải quyết, rõ ràng là không thuộc ngành khoa học nào, không những thế, nó còn mang quá nhiều yếu tố dị đoan. Vậy thì chẳng có lý do gì để từ chối sự giúp đỡ của một bà thầy cúng(hoặc thầy bói gì đấy). Sau một hồi đắn đo suy nghĩ, Góc Nhìn quyết định hỏi bà chủ quán: “Nhà bà Hậu ở đâu bác nhỉ? Bọn cháu định đến đó hỏi ít việc.”

Chủ quán vừa lấy tay che mồm ngáp vừa trả lời: “Đấy, ở cuối xóm kia kìa, cái nhà 5 tầng to đẹp nhất xóm đấy.”